I. Giới thiệu
Ở nước ta trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) không còn xa lạ gì đối với cả thầy thuốc và bệnh nhân trong lĩnh vực tai biến mạch máu não nói riêng và các bệnh não nói chung. Đằng sau việc sử dụng rộng rãi một cách không chính thống, hẳn vẫn còn không ít người mơ hồ về tác dụng dược lý cũng như độc tính của ACNHH. Bài viết này hy vọng giúp bạn đọc có thêm thông tin khoa học về ACNHH.
Là phương thuốc do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc), đại biểu trọng yếu của học phái ôn bệnh, sáng chế, được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện” nổi tiếng của ông với thành phần gồm: ngưu hoàng 1 lạng, uất kim 1 lạng, tê giác 1 lạng, hoàng cầm 1 lạng, hoàng liên 1 lạng, hùng hoàng 1 lạng, sơn chi 1 lạng, chu sa 1 lạng, mai phiến 2 tiền 5 phân, xạ hương 2 tiền 5 phân, trân châu 5 tiền. Tất cả tán bột thật mịn, dùng mật làm hoàn, mỗi hoàn 1 tiền, lấy vàng lá làm áo, bao sáp.
Đây là một trong ba phương thuốc khai trọng yếu (lương khai tam bảo hay ôn bệnh tam bảo) cùng với chí bảo đan và tử tuyết đan, là 1 trong các loại dược vật cấp cứu hữu hiệu của nền Y học cổ truyền. “Cung”chỉ tâm bào, tâm bào chính là cái màng ở ngoài bọc lấy tim; ôn nhiệt độc tà nội hãm, khi xâm phạm vào tâm, trước hết là tác động đến tâm bào. Nếu như nhiệt tà quá thịnh sẽ làm nhiễu loạn thần minh mà dẫn đến tình trạng thần hôn thiềm ngữ. An cung ngưu hoàng có những khả năng thanh hóa đàm nhiệt nội hãm tâm bào, nhiệt thanh đàm hóa thì tâm thần tất sẽ an, vì thế mà gọi là “an cung”. Xem thêm : http://ancungnguu.com/san-pham-an-cung-nguu
II. Lịch sử – nguồn gốc
ACNHH đã được nhắc đến nhiều trong sách Ôn bệnh điều biện của Ngô Đường (1758-1836) đời Thanh (Trung Quốc). Cuốn sách quan trọng này thảo luận về biện chứng luận trị các bệnh sốt (“ôn bệnh”) được soạn xong năm 1798. Tính đến nay ACNHH đã có lịch sử ít nhất 200 năm. Nguyên văn trong sách chép “Ôn bệnh thái âm… hôn mê nói sảng thì lấy Thanh cung thang để chữa, Ngưu hoàng hoàn… cũng chữa được.” Về thành phần dược liệu, trong sách cũng chép “Ngưu hoàng một lạng, Uất kim một lạng, Tê giác một lạng, Hoàng liên một lạng, Chu sa một lạng, Mai phiến hai đồng rưỡi, Xạ hương hai đồng rưỡi, Chân châu năm đồng, Sơn chi một lạng, Hùng hoàng một lạng, Vàng quỳ làm áo, Hoàng cầm một lạng. Những thứ trên nghiền bột thật nhỏ, luyện với mật già làm viên, mỗi viên một đồng cân, lấy vàng quỳ làm áo, bọc trong sáp. Mạch hư thì uống với Nhân sâm thang, mạch thực thì uống với Ngân hoa Bạc hà thang, mỗi lần uống một viên. Kiêm chữa đờ người đột ngột hôn mê, năm chứng giản trúng tà bất tỉnh, người lớn trẻ em bị co quắp liệt người do nhiệt. Người lớn bệnh nặng thể thực ngày 2 lần, nặng có thể ngày ba lần. Trẻ nhỏ uống ba lần nửa viên, không biết thì uống hai lần nửa viên.” Từ những năm 1990, thành phần sừng tê giác được thay bằng bột sừng trâu để bảo vệ loài động vật quý hiếm này.
Trong nhiều trước tác Đông y thế kỉ XIX và XX, ACNHH thường được nhắc đến cùng với Tử tuyết đan và Cục phương Chí bảo đan, gọi là Lương khai Tam bảo đan, tức là ba loại thuốc viên quý dùng đầu tay cho các trường hợp ôn bệnh nguy kịch, có “hôn mê, nói sảng”. Tác dụng của ACNHH thiên về thanh nhiệt giải độc nên thường được dùng cho những trường hợp nhiễm trùng. Cho đến cuối thập kỉ 1980, chỉ định chính của ACNHH vẫn là viêm não, viêm màng não với các biểu hiện sốt cao, rối loạn ý thức, rối loạn vận động. Đôi khi ACNHH còn được dùng cho những trường hợp hôn mê gan. Chỉ định dùng ACNHH cho tai biến mạch máu não được khẳng định dựa trên các quan sát lâm sàng từ đầu những năm 1990 với tỷ lệ hiệu quả được báo cáo từ 85% đến 100%.
III. Các công trình nghiên cứu, tài liệu bàn luận về công dụng chung của an cung ngưu hoàng hoàn.
1. Lưu ý: Đây là clip nội dung trao đổi giữa TS TRần Đáng Nguyên Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm hiện là Chủ tịch hội thực phẩm chức năng Việt Nam trên kênh VTC 1 về nội dung bất cập trong : Nhà quản lí thì cho an cung ngưu hoàng hoàn là TPCN còn thầy thuốc thì cho là thuốc chữa bệnh. Và ông Trần Đáng đã có những ý kiến rất xác thực về an cung ngưu hoang hoàn. Mời độc giả xem cụ thể:
2. Ý kiến của bác sĩ Hoàng Khánh Toàn chủ nhiệm khoa Đông y bệnh viện 108 trên kênh O2 Tv trong chương trình “ đông y với đời sống” về : công dụng của an cung ngưu hoàng trong điều trị đột quỵ não.
3. Bà Chu Ái Mẫn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Dược thành phố Tế Nam Tỉnh Sơn Đông Trung Quốc nói về công dụng của an cung ngưu hoàng hoàn Đồng Nhân Đường trên kênh VCTV 10 từ phút 11phút 32:
IV. Thành phần
Theo ThS. BS. Hoàng Khánh Toàn, An cung ngưu hoàng hoàn là một bài thuốc rất quý trong Đông y đã có từ hàng ngàn năm nay. Nếu sản xuất chuẩn, chỉ định đúng, sử dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả tốt…Xem thêm tại : http://suckhoedoisong.vn/thuoc-an-cung-nguu-hoang-hoan-dung-nhu-the-nao-n85222.html.
– Bồ hoàng: Bồ hoàng là phấn hoa sấy hay phơi khô của cây Hương bồ hoặc Hương bồ thảo, còn gọi là Cỏ nến. Có tác dụng thông kinh mạch, trị phụ nữ băng huyết không cầm, chủ lợi huyết, cầm máu cam, trị niệu huyết, lợi thủy đạo
– Củ hoài sơn: Hoài sơn là một vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thư dự ( củ khoai ăn được), Hoài sơn ( Rhizoma Dioscoreae) còn có tên khác là: Sơn dược, Khoai mài, Củ mài, Chính hoài là thân rễ của cây Khoai mài ( Dioscorea persimlis) hoặc ( Dioscorea oppsita Thunb,) cạo vỏ sơ bộ chế biến và sấy khô, thuộc họ củ nâu ( Dioscoreaceae). Củ hoài sơn có thể trị đau lưng, bổ hư lao, gầy còm, làm mạnh ngũ tạng, cường âm, trừ phiền nhiệt…
– Gừng: có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau.
– Mạch môn: hay còn gọi là mạch môn đông, là một loại dược thảo có tác dụng tim mạch để bổ sung âm. Theo Chinese Herbal Medicine Materia Medica[2], loại dược thảo này có vị cam (ngọt), vi khổ (hơi đắng) và hàn (lạnh), có tác dụng với các kinh tâm (tim), phế (phổi), vị (dạ dày) và bổ âm, chữa ho, khô lưỡi, khô miệng và táo bón.
– Đương quy: có vị ngọt, cay, ấm, có tác dụng bổ máu, hoạt huyết và giảm đau, àm ẩm ruột.
– Phòng phong: Vị cay ngọt, tính ấm, qui kinh bàng quang, can, có tác dụng tán hàn giải biểu, trừ phong thấp, giải kinh phong.
– Bạch liễm: Dây leo, không lông, thân cứng, vòi chẻ hai. Lá hai lần kép, cuống có cánh, thường có 3-5 lá chét hình trái xoan bánh bò 4 x 2 cm, nhọn hai đầu, gân lồi và có lông, mặt trên nâu sẫm, mặt dưới trăng trắng, mép có răng nhỏ và có lông. Cụm hoa đối diện với lá, nhỏ, lưỡng phân; nụ tròn, to 1-1,5mm, thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước. Liều dùng 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau.
Ngoài ra còn có Ngưu hoàng, xạ hương, cỏ đinh lăng…là những thành phần dược liệu rất quý hiếm.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc chủ yếu trị chứng sốt cao hôn mê co giật ( Nhiệt nhập tâm bào), nói sảng, lưỡi đỏ thẫm, mạch “ sác” hoặc trẻ em sốt cao, co giật, trong bài, vị Ngưu hoàng thanh tâm giải độc, hóa đờm, khai khiếu, an thần là chủ dược, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử tả tâm hỏa, thanh nhiệt độc, Hùng hoàng cùng với Ngưu hoàng khu đàm giải độc, Uất kim, Băng phiến phương hương hóa trọc thông khiếu khai bế. Chu sa, Trân châu trấn kinh an thần, các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đàm khai khiếu, trấn kinh an thần.
IV. Tác dụng
Theo dược học cổ truyền, An cung ngư hoàng có công dụng đặc biệt trong việc thanh nhiệt giải độc, trấn kinh khai khiến, chuyên trị ôn nhiệt bênh, trừ đàm, hạ nhiệt, giải độc, trấn tĩnh, chống co giật do sốt cao gây nên, chống viêm tiêu thủng, hạ huyết áp người bệnh và đặc biệt là có tác dụng hồi tỉnh, phục hồi tế bào não bị tổn thương trong trường hợp bị hôn mê, rối loạn ngôn ngữ, bại liệt do đột quỵ não…Xem thêm tại http://suckhoedoisong.vn/tac-dung-thuc-cua-an-cung-nguu-hoang-hoan-chuyen-gia-y-hoc-co-truyen-noi-gi-n82939.html.
Trong phương dược thì ngưu hoàng, tê giác và xạ hương có công dụng tốt trong việc thanh tâm tả hỏa giải độc, dục đàm khai khiếu, tức phong định kính, là quân dược; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi thanh nhiệt tả hỏa giải độc; mai phiến phương hương; khứ uế uất kim tán tà hỏa, thông khai bế; chu sa,trân châu và vàng lá trấn tâm an thần; mất ong hòa vị điều trung.
1. Tác dụng biện chứng ghi chép trong đông y
Cách thức Ngô Đường biên soạn sách Ôn bệnh điều biện chú trọng vào phần lý luận và phương pháp chứ không câu nệ vào phương dược. Các bài thuốc đưa ra được giải thích thêm về cách lập phương và vai trò từng thuốc của bài thuốc trong phần Phương luận. Phần Phương luận của ACNHH như sau: “lấy hương thơm để xua tan bẩn đục mà lợi cho các khiếu, lạnh mặn để giữ thận thủy mà yên tâm thể, lạnh đắng khai thông hỏa phủ mà giải tỏa tâm dụng. Ngưu hoàng… khai thông thần của tâm chủ. Tê giác chủ trị trăm thứ độc, tà quỷ chướng khí. Chân châu… khai thông thần minh, cùng với Tê giác bổ thủy cứu hỏa. Uất kim có hương thơm của cỏ, Mai phiến có hương thơm của cây, Hùng hoàng có hương thơm của đá, Xạ hương có hương thơm của tinh huyết, hợp bốn loại hương thơm đó để dùng, khiến cho tà nhiệt ôn độc vốn bế tắc sâu ở trong khu vực quyết âm nhất loạt từ trong thấm ra, mà tà bẩn tự tiêu, thần minh có thể khôi phục. Hoàng liên giải tỏa tâm hỏa, Chi tử giải tỏa hỏa của tâm và tam tiêu, Hoàng cầm giải tỏa hỏa của đởm, phế, khiến cho tà hỏa theo các hương thơm mà nhất loạt tiêu tan. Chu sa bồi bổ tâm thể, giải tỏa tâm dụng, cùng với vàng quỳ làm giáng đờm mà giữ cho bền chắc…”.
2. Tác dụng trấn tĩnh và chống co giật
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ACNHH khi cho chuột uống hoặc tiêm vào trong ổ bụng đều làm cho chúng giảm thiểu hoạt động tự chủ, xuất hiện hiện tượng yên tĩnh, làm tăng tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và kéo dài thời gian gây ngủ của phenobarbital và pentothal. ACNHH còn chống tác dụng hưng phấn và gây co giật của amphetamin và làm giảm thấp tỷ lệ tử vong do thuốc này gây nên.
3 . Tác dụng hồi tỉnh
Khi tiêm vào ổ bụng của chuột bạch 0,8 – 1ml thanh khai chú xạ dịch, một chế phẩm của ACNHH, liên tục trong 5 ngày, nhận thấy hoạt tính của acetylcholin esterase trong nhân lục (locus cerulerus) gia tăng, chứng tỏ hoạt tính của acetylcholin trong nhân lục có thể kích phát hoạt tính của catecholamine trong các neuron, làm hồi phục công năng hướng tâm của cấu trúc lưới trong chất não, từ đó đạt được tác dụng hồi tỉnh. Nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi sự tác động bất lợi của carbon tetrachloride, làm hồi tỉnh hôn mê gan do nhiễm độc.
4. Tác dụng giải nhiệt
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ACNHH có tác dụng làm hạ thấp thân nhiệt của thỏ được gây sốt bằng độc tố của vi khuẩn, tác dụng kéo dài từ 5 – 6 giờ, so với nhóm chứng có sự khác biệt rõ rệt. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tác dụng giải nhiệt của ACNHH trong các trường hợp sốt do tiêm vắc-xin tam liên, thông thường sau khi tiêm vắc-xin chừng 60 phút thân nhiệt tăng cao, dùng ACNHH có thể làm cho thân nhiệt giảm rất nhanh.
5. Tác dụng chống viêm tiêu thũng
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh tác dụng rõ rệt của ACNHH đối với tình trạng viêm khớp ở chuột. Trên mô hình gây viêm tai chuột bằng dinathylbenzene, ACNHH tỏ ra có tác dụng ức chế rõ rệt quá trình viêm. ACNHH còn có tác dụng kích thích khả năng thực bào của đại thực bào, làm tăng chỉ số và tỷ lệ % thực bào, làm cho đại thực bào to ra và gia tăng số lượng các túi thực bào.
6. Tác dụng đối với hệ tim mạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ACNHH có tác dụng làm hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm từ 5,4 – 7,5 kPa. Trên tim thỏ cô lập, ACNHH có khả năng ức chế sức co bóp cơ tim và làm giảm tần số tim. Trên chó gây mê, ACNHH làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lưu lượng động mạch vành và sức bóp cơ tim lại gia tăng. Chứng tỏ thuốc có khả năng cải thiện công năng tim. Ngoài ra, ACNHH còn có tác dụng làm giảm lượng oxy tiêu thụ cơ tim, kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm trong điều kiện thiếu oxy.
7. Tác dụng khôi phục ý thức của An Cung Ngưu Hoàng Hoàn
Nghiên cứu tác dụng khôi phục ý thức của An cung ngưu hoàng hoàn trên số lượng 104 bệnh nhân là những người bị bất tỉnh đã được điều trị bằng An Cung Ngưu Hoàng cho một nghiên cứu ngẫu nhiên có tiềm năng.
Trong 104 bệnh nhân trong nhóm A điều trị bằng An Cung Ngưu Hoàng, ANP dường như một loại thuốc có hiệu quả tác động đến 79 bệnh nhân (76%). Trong đó, 13 người được điều trị đã khôi phục ý thức. Số còn lại là 4, 23, 24, 10 và 5 bệnh nhân khôi phục ý thức tương ứng ở mức II, III, IV, V và VI. Trong 104 bệnh nhân nhóm này, có 25 bệnh nhân không đáp ứng với điều trị y tế (24%).
Trong 104 bệnh nhân của nhóm B mà không điều trị bằng An Cung Ngưu Hoàng, chỉ có 43 bệnh nhân phản ứng tốt với điều trị y tế khác (41%). Trong đó có 8, 4, 18, 9, và 4 bệnh nhân lần lượt hồi phục ý thức ở mức I, II, III, IV và V. Còn lại, quan sát thấy 61 bệnh nhân (59%) thì phản ứng không hiệu quả với các điều trị y tế trên.
⇒ Kết quả cho thấy đã có một sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm thống kê trong nghiên cứu này. Nhóm A dùng An cung ngưu hoàng hoàn có tỷ lệ hồi phục cao hơn, khả năng khôi phục ý thức tốt hơn hẳn nhóm B dùng cách điều trị khác.
8. Tác dụng làm hạ huyết áp của An cung ngưu hoàng hoàn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, An cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng làm hạ huyết áp trên động vật thí nghiệm từ 5,4 – 7,5 kPa. Trên tim thỏ cô lập, an cung ngưu hoàng có khả năng ức chế sức co bóp cơ tim và làm giảm tần số tim. Trên chó gây mê, An cung ngưu hoàng hoàn làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp nhưng lưu lượng động mạch vành và sức bóp cơ tim lại gia tăng. Chứng tỏ thuốc có khả năng cải thiện công năng tim. Ngoài ra, An cung ngưu hoàng hoàn còn có tác dụng làm giảm lượng oxy tiêu thụ cơ tim, kéo dài thời gian sống của động vật thí nghiệm trong điều kiện thiếu oxy.
AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN – THẦN DƯỢC CHO NGƯỜI ĐỘT QUỊ!
Nguyên tắc điều trị đột quị
- Sử lý cấp cứu càng nhanh càng tốt để ngăn chặn cơn đột quị, Việc cấp cứu sớm có ý nghĩa rất quan trọng, do trong vài giờ đầu mới xảy ra đột quị thường có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng BN nhưng có thể phòng ngừa hay điều trị được
- An thần: tức là làm giảm hưng phấn các tế bào não, từ đó làm giảm lượng oxy tiêu thụ
- Khai khiếu thông mạch: làm cho các mạch máu não thư dãn, dãn ra cục máu đông thoát đi được, có một số bệnh viện trên thế giới dùng biện pháp nong mạch hoặc giải phẫu
- Hoạt huyết tiêu ứ: Dùng thuốc hoạt huyết tiêu ứ để tiêu trừ những huyết khối, những mảng xơ vữa trong cơ thể
=> An cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần: Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác), Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim…..
Trong đó các vị thuốc Tê giác, hoàng cầm, Sơn chi, Hoàng liên …. thanh nhiệt an thần trấn kinh cực mạnh, làm cho các tế bào não giảm hưng phấn, tiêu thụ oxy ít nhất
Xạ hương có tính chất tuyên thông khai khiếu cực mạnh, làm cho tri giác phục hồi, và có khả năng thông mạch, (chính vì tính chất này nên phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ bị sẩy thai)
Chính vì có tính chất như vậy nên bài thuốc này điều trị đột quị (Thể chứng bế, nhồi máu não) cực kì hiệu quả. Các bệnh viện ở Trung quốc đều có loại thuốc này để điều trị đột quị.
V. Cách dùng An cung ngưu hoàng hoàn
An cung ngưu hoàng hoàn là bài thuốc đông y Trung Quốc nổi tiếng, dùng để phòng chống, cấp cứu, phục hồi chức năng do đột quỵ, tai biến mạch máu não. An cung ngưu hoàng hoàn thành phần từ thiên nhiên, khi dùng với các trường hợp khác nhau, cần chú ý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phòng chống đột quỵ bằng An cung ngưu hoàng hoàn
1. Cấp cứu bằng An cung ngưu hoàng hoàn.
Nguyên tắc: đảm bảo hô hấp tốt, kiểm soát huyết áp.
Với bệnh nhân nhẹ: mở hộp An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, nhanh chóng lấy 01 viên thuốc mài ra chén cho bệnh nhân uống từng thìa nhỏ rồi đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để chẩn đoán xác định khối nhồi máu.
Với bệnh nhân nặng có hôn mê để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng đầu qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Sau đó đặt bệnh nhân lên cáng cứng cố định đầu tránh va đập gây tổn thương thêm cho bệnh nhân rồi chuyển đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để can thiệp hồi sức cấp cứu, sau 24h mỗi ngày cho bệnh nhân dùng 1 viên An Cung Ngưu Hoàng Hoàn .
2. Cấp cứu với An cung ngưu hoàng hoàn khi có sự hỗ trợ của thầy thuốc:
Với bệnh nhân nhẹ: Nguyên tắc sơ cứu giống như trên.
Với bệnh nhân nặng chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế. Sau khi đến viện, bác sỹ sẽ chỉ định cho những bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để phân biệt giữa nhồi máu não và xuất huyết não.
+ Nếu nhồi máu não dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn hiệu hợp với thuốc đặc trị.
+ Nếu bệnh nhân xuất huyết não thì cần hồi sức tích cực trong 24h sau đó mới dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.
Lưu ý: Trong trường nhồi máu não có thêm bệnh tiểu đường dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn kết hợp tiêm Cerebrolysin.
3. Dùng An cung ngưu hoàng hoàn phục hồi sau tai biến
Sau khi đã qua giai đoạn cấp thì việc quan trọng nhất là phục hồi di chứng cho bệnh nhân, lúc này bệnh nhân phải được dùng thuốc điều trị và sự chăm sóc giúp đỡ từ người nhà cả về vận động lẫn tinh thần mới mong nhanh chóng phục hồi di chứng. Di chứng sẽ phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào dùng thuốc đúng cách và tích cực ngay từ đầu hay không, tập luyện thường xuyên, mức độ tổn thương tại não, tinh thần thoải mái…
Với kinh nghiệm lâm sàng trong việc dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn thì nếu bệnh nhân được dùng mỗi ngày 1 viên và dùng trong 3-6 ngày thì khả năng phục hồi các chức năng như:liệt vận động, đái ỉa không tự chủ, miệng méo, nói ngọng là rất khả quan.
4. Dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn như thế nào?
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã được cấp giấy phép lưu hành của Bộ y tế Việt Nam và được chứng minh là hiệu quả trong điều trị và phục hồi di chứng tai biến mạch máu não.
Chỉ định tai biến mạch máu não dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn:
Thiếu máu não thoáng qua dưới 24h.
Nhồi máu não có sốt hoặc không.
Xuất huyết não diện tích nhỏ hơn 10cm2.
5. Những trường hợp đột quỵ thận trọng khi dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn:
Người bị đột quỵ có hạ thân nhiệt.
Huyết áp tối đa<90 mmHg.
Liều dùng An cung ngưu hoàng hoàn:
Trong đợt cấp:
+ Bệnh nhân thể trạng tốt, sốt cao, huyết áp cao: dùng 2-3 viên/ngày.
+ Bệnh nhân già yếu: dùng 1 viên/ngày.
Sau khi qua đợt cấp dùng mỗi ngày 1 viên an cung ngưu hoàng hoàn, dùng trong 3 – 6 ngày sẽ nhanh chóng phục hồi lại các chức năng như: chức năng vận động, chức năng vệ sinh, chức năng cảm giác.
Xem thêm các sản phẩm về Sâm ngọc Linh tại đây : http://www.nhansamnuingoclinh.com/san-pham-sam-ngoc-linh